Về Hệ đơn vị đo lường quốc tế mới 2019 - Nguyễn Khắc Sương, Hội đo lường Việt Nam

Cập nhật: 12/5/2019 | 7:18:06 PM  

Bài viết trình bày về những thay đổi của SI. Đó là SI mới dựa trên một bộ các định nghĩa, mỗi một định nghĩa đều gắn với các định luật vật lí nên có ưu điểm là có thể đón nhận được những cải tiến của công nghệ và khoa học trong tương lai và đáp ứng được các nhu cầu mới của người sử dụng trong nhiều năm tới Chính vì thế, BIPM và BIML đã chọn chủ đề cho Ngày Đo lường thế giới năm nay là: “SI tốt hơn hẳn”.

 

 Về Hệ đơn vị đo lường quốc tế mới 2019

Nguyễn Khắc SươngSương, Hội Đo lường Vệt Nam 

 

Giới thiệu 

Kỷ niệm Ngày Đo lường quốc tế năm nay (2019) có ý nghĩa đặc biệt quam trọng, bởi vì đúng vào ngày này (20.5.2019) Hệ đơn vị quốc tế mới (SI mới) sẽ có hiệu lực. Kể từ ngày hệ SI ra đời (10.1960) đến nay đã có nhiều lần thay đổi theo đà phát triển của khoa học và công nghệ; nhưng lần thay đổi này là sự kiện chưa từng có. Đó là, SI mới dựa trên một bộ các định nghĩa, mỗi một định nghĩa đều gắn với các định luật vật lí nên có ưu điểm là có thể đón nhận được những cải tiến của công nghệ và khoa học trong tương lai và đáp ứng được các nhu cầu mới của người sử dụng trong nhiều năm tới. Chính vì thế, BIPM và BIML đã chọn chủ đề cho Ngày Đo lường quốc tế năm nay là: “SI tốt hơn hẳn”. 

Quá trình phát triển của SI 

“Công ước mét” (Convention du mètre) ra đời ngày 20.5.1875 tại Paris, nay được chọn làm Ngày Đo lường quốc tế hàng năm. Công ước mét ra đời nhằm đảm bảo “sự hoàn thiện và thống nhất của hệ mét trên bình diện quốc tế”. Theo đó, các tổ chức quốc tế về đo lường được thành lập: 

Đại hội cân đo (Conférence Générale des Poids et Meusures - CGPM): thường 6 năm họp một lần, gồm đại biểu các nước tham gia kí công ước về mét; 

Ủy ban cân đo quốc tế (Comité International des Poids et Meusures - CIPM): làm việc theo đường lối của “Đại hội Cân Đo”; 

Viện Cân Đo quốc tế (Bureau International des Poids et Meusures -BIPM): có trụ sở ở cung điện Breuteuil, Sèvre gần Paris, làm việc dưới sự chỉ đạo của CIPM. Hiện nay, một trong những hoạt động quan trọng của BIPM là điều phối, vận hành và duy trì “Cơ sở dữ liệu so sánh chủ chốt” (KCDB) của Thỏa ước thừa nhận lẫn nhau thuộc CIPM (CIPM MRA) về chuẩn đo lường quốc gia và khả năng đo lường hiệu chuẩn của các Viện đo lường quốc gia. 

Hệ mét (Le système métrique) chính thức ra đời năm 1799 trong thời kì cách mạng Pháp. Xuất phát từ “ý tưởng nối tất cả các cách đo vào một đơn vị độ dài có trong tự nhiên”, mét được định nghĩa như là một phần của kinh tuyến đi qua Paris; rồi dựa vào đó tạo ra thước mét chuẩn bằng platin. Từ đó định nghĩa khối lượng là một đêximét khối nước tinh khiết ở nhiệt độ 4C và thể hiện dưới dạng chuẩn hình trụ cũng bằng platin. Cũng từ đó lít được định nghĩa là thể tích của một kilogam nước tinh khiết ở nhiệt độ 4C. Từ mét, kilogam và lít lập ra nhiều đơn vị ước và bội khác theo nguyên tắc thập phân. Quốc hội Pháp lúc đó đã vinh danh hệ mét như là một hệ đơn vị cho “tất cả các dân tộc, tất cả các thời đại”. 

Hệ đơn vị quốc tế (Le Système internatioal d’unités) - con đẻ xuất sắc của “Hệ mét” - ra đời năm 1960 theo quyết định của CGPM lần thứ 11 có sáu đơn vị cơ bản: giây (s), mét (m), kilogam (kg), ampe (A), kenvin (K), candela (cd). Đến CGPM lần thứ 14 (1971) thông qua thêm đơn vị mol. Hai đơn vị candela và mol là theo nhu cầu của công nghiệp và hóa học (không phải thuần túy vật lí) SI 

 

2018, một năm sôi động của SI.

Tầm quan trọng của việc định nghĩa lại các đơn vị SI đã được cân nhắc kỹ tại CGPM lần thứ 26 (11.2018). Có những đơn vị như kilogam, đã 130 năm nay vẫn giữ nguyên định nghĩa là mẫu chuẩn kilogam quốc tế (IPK). Chủ đề này là mối quan tâm chung của khoa học, quốc tế và xã hội vì nó tác động lớn đến đời sống hàng ngày. 

Cuộc cạnh tranh trong thời đại chúng ta ngày càng tăng tốc, cụ thể là trong công nghiệp. Do vậy các đơn vị phải chấp nhận những tiến bộ của công nghệ, từ đó phát triển định nghĩa mới để cho đo lường ngày càng chinh xác hơn, đảm bảo được tính so sánh tin cậy, lâu dài và thống nhất ở mọi nơi: ta gọi là tính liên kết chuẩn đo lường. 

Ví dụ, trong viễn thông phải đo tần số cao ngày càng chính xác; với nhiệt đô cao trong công nghiệp cũng đòi hỏi như vậy. Sự thu nhỏ của công nghệ nano và sự phát triển của công nghệ lượng tử mới đều có nhu cầu chính xác để mở rộng trong những lĩnh vực đo mới. Điều đó dẫn tới cần thiết phải sớm định nghĩa lại các đơn vị.

Xin xem toàn văn tài liệu trong file đính kèm

 

 

(Tải file đính kèm: )

(Nguồn tin: Ban BT)

Thảo luận

Nội dung

Tìm kiếm

Hỏi đáp

Hỏi: Hỏi đáp về SI sửa đổi
Đáp: Trình bày các vấn đề về SI sửa đổi dưới dạng các câu hỏi và trả lời  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phương tiện đo ở nước ta như thế nào?
Đáp: Điều (Đ.) 16 Luật Đo lường (LĐL) quy định các loại phương tiện đo. Theo đó ta có phương tiện đo nhóm...  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn ở nước ta như thế nào?
Đáp: Đ. 31 LĐL quy định phân hàng đóng gói sẵn thành hàng đóng gói sẵn nhóm 1, hàng đóng gói sẵn nhóm 2  (Xem thêm)

Liên kết website

Cổng thông tin điện tử Bộ KHCN & Môi trường
VUSTA
STAMEQ
VMI