Các quy định, đo lường, công nhận và tiêu chuẩn hóa

Cập nhật: 12/1/2016 | 11:21:02 AM  

Đo lường và thiết lập sự liên kết chuẩn không phải là mục đích tự thân. Nó phục vụ cho các nhu cầu rộng lớn của công nghiệp, thương mại và xã hội.

1. Các quy định

Sự tuân thủ các quy định càng ngày càng hướng vào việc thiết lập sự liên kết chuẩn đo lường và công bố đọ không đảm bảo đo. Đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, sự bùng nổ của du lịch và thương mại toàn cầu liên quan đến khả năng lây lan bệnh tật nhanh chóng. Đó là hậu quả của thương mại thực phẩm và dược liệu toàn cầu, của sự gia tăng ô nhiễm. Cộng đồng châu Âu và Mỹ đã ban hành nhiều quy định mới về liên kết chuẩn và công bố độ không đảm bảo đo. Như :

·   Quy định về an toàn hàng không;

·   Quy định về sử dụng tần số truyền và các mức bức xạ điện từ cho phép lớn nhất;

·   Quy định về liên kết chuẩn trong các phéo đo chẩn đoán và chữa bệnh;

·   Quy định về an toàn thực phẩm và hàm lượng dinh dưỡng;

·   Quy định về mức ô nhiễm cho phép lớn nhất và các yêu cầu chất lượng đối với nước, không khí.

Các tổ chức tiêu chuẩn hóa và các nhà quản lý, ví dụ như Ủy ban thực phẩm Codex,  tăng cường đưa ra yêu cầu của họ trên cơ sở các tiêu chí đặc trưng thay cho việc quy định một thủ tục phải tuân theo chặt chẽ. Tức đã có sự nhấn mạnh nhiều hơn đến việc định nghĩa và thông hiểu về đại lượng đo (đại lượng và chất phân tích mà người ta muốn đo), về phương trình đo, hiệu lực của phương pháp sử dụng, liên kết chuẩn đo lường và tính toán độ không đảm bảo đo. Để thiết lập các kết quả đo, thử nghiệm dễ so sánh toàn cầu, “đo thử ở một nơi, được chấp nhận ở nhiều nơi”, rất cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức tiêu chuẩn hóa và các NMI.

2. Đo lường pháp quyền và Tổ chức đo lường pháp quyền quốc tế (OIML)

Luật pháp yêu cầu phải kiểm định chuẩn đo lường và phương tiện đo dùng trong thương mại (mua bán công bằng và bảo vệ người tiêu dùng), chăm sóc sức khỏe (các thiết bị y tế sử dụng ở nhà), bảo vệ sức khỏe con người (giám sát ô nhiễm) và sự an toàn chung. Thêm vào đó, các phép đo do do công an và hải quan tiến hành cũng cần được củng cố bằng việc liên kết chuẩn tới SI. OIML cùng với BIPM đang tiến hành phát hiện những kẽ hở trong việc liên kết chuẩn của các chuẩn đo lường và phương tiện đo được sử dụng thường xuyên trong kiểm định theo luật pháp. OIML và BIPM cũng đang chuẩn bị một cách tiếp cận chung và xúc tiến các công việc của hai tổ chức phù hợp với nhu cầu đối với các phép đo tin cậy và có liên kết chuẩn đo lường.

OIML và BIPM cũng phối hợp với ILAC để thúc đẩy các thỏa thuận thừa nhận quốc tế như là một hệ thống đầy đủ và nhất quán của việc hiệu chuẩn và khả năng đo, thử nghiệm  tin cậy. Ý định này đã đưa đến một tuyên bố và giải thích chung của BIPM, ILAC và OIML mối liên quan của các thỏa thuận quốc tế khác nhau về đo lường đối với thương mại, xây dựng luật pháp và tiêu chuẩn hóa được công bố năm 2006. Gần đây nhất, ngày 09/11/2011, OIML đã cùng với BIPM, ILAC và ISO ra tuyên bố chung của 4 tổ chức quốc tế quan trọng này về liên kết chuẩn đo lường. Tuyên bố chung ủng hộ các khuyến nghị sau:

a.      Để có thể tin cậy vào sự chấp nhận quốc tế, cần thực hiện việc hiệu chuẩn tại các Viện đo lường quốc gia đã tham gia ký kết CIPM MRA (Thoả thuận công nhận lẫn nhau – Mutual Recognition Arrengement do Ủy ban cân đo quốc tế - CIPM đề xuất) và có CMC (Khả năng Đo và Hiệu chuẩn – the Calibrration and Measurement Capability) được công bố trong KCDB ở những lĩnh vực liên quan hoặc tại các phòng thí nghiệm được công nhận bởi tổ chức công nhận đã tham gia ký kết vào Thoả thuận ILAC – the ILAC Arrangement.

b.     Độ không đảm bảo đo cần tuân theo các nguyên tắc được thiết lập trong GUM.

c.      Kết quả của phép đo thực hiện trong các phòng thí nghiệm được công nhận cần được quy chiếu về SI.

d.     Các Viện đo lường quốc gia cung cấp sự liên kết chuẩn đo lường cho phòng thí nghiệm được công nhận cần tham gia ký kết CIPM MRA và có CMC được công bố trong KCDB (Cơ sở dữ liệu so sánh chủ chốt của BIPM – the BIPMs key comparision data base) ở những lĩnh vực liên quan.

e.      Trong phạm vi của OIML MAA (Thoả thuận chấp nhận lẫn nhau – the Mutual Acceptance Arrengement của OIML), việc công nhận cần được cung cấp bởi các tổ chức đã ký kết  Thoả thuận ILAC (the ILAC Arrangement) và cần tuân thủ các chính sách về liên kết chuẩn đo lường tới SI nêu trên.

BIPM, ILAC và OIML cũng phối hợp để hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng hạ tầng cơ sở của mình về hiệu chuẩn, đo và thử nghiệm. Sự phối hợp này đang được thực hiện thông qua Ủy ban phối hợp chung giúp đỡ các nước đang phát triển về đo lường, công nhận và tiêu chuẩn hóa (JCDCMAS). JCDCMAS cũng gồm cả đại diện của IAF (Diễn đàn công nhận quốc tế), IEC, ISO, Văn phòng tiêu chuẩn hóa viễn thông của Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU-T) và UNIDO.

3. Đo lường, công nhận và tiêu chuẩn hóa

Hiện nay, như đã trình bày ở trên, đánh giá sự phù hợp là vấn đề rất quan trọng. Sản phẩm và dịch vụ phải được đưa ra phù hợp với quy định kỹ thuật công nghiệp và thương mại, các văn bản tiêu chuẩn và quy định luật pháp. Các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ phải có khả năng chứng minh những tuyên bố của họ về sản phẩm và dịch vụ của mình là những thông tin thực và chính xác. Sự đánh giá của bên thứ ba độc lập phải tin cậy. Việc công nhận phòng thí nghiệm, các nhà sản xuất mẫu chuẩn được chứng nhận, các nhà cung cấp thử nghiệm thành thạo, tổ chức giám định và tổ chức chứng nhận phải dựa trên cơ sở những kết quả đo và thử nghiệm không thể phủ nhận. Có nghĩa là kết quả đo, thử nghiệm phải tin cậy, dễ so sánh thông qua cùng một hệ thống quy chiếu quốc tế là Hệ đơn vị quốc tế - SI.

Hạ tầng cơ sở toàn cầu củng cố sự đánh giá phù hợp được xây dựng trên cơ sở hai thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau :

·        Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau CIPM (CIPM MRA) thiết lập một hệ thống minh bạch về thừa nhận lẫn nhau các chuẩn đo lường quốc gia và giấy chứng nhận đo, hiệu chuẩn do Viện đo lường quốc gia hoặc Viện được chỉ định khác tham gia công bố. Các NMI và các Viện được chỉ định khác cung cấp liên kết chuẩn đo lường cần thiết cho tất cả các phòng thí nghiệm được công nhận theo Thỏa thuận ILAC.

·        Thỏa thuận ILAC  thiết lập một hệ thống minh bạch thừa nhận lẫn nhau các báo cáo đo lường và thử nghiệm do các phòng thí nghiệm được thừa nhận theo Thỏa thuận ILAC công bố..

CIPM MRA và Thỏa thuận ILAC bổ xung cho nhau thành một tổng thể đầy đủ. Thỏa thuận ILAC sẽ không hoạt động không được củng cố bằng việc liên kết chuẩn tin cậy, được thừa nhận quốc tế của kết quả đo và thử nghiệm. Vì vậy năm 2001, CIPM và ILAC đã ký Ghi nhơ thỏa thuận thiết lập cơ sở cho sự hợp tác chặt chẽ. Năm 2006, BIPM, ILAC và OIML ra tuyên bố chung về mối liên hệ của các thỏa thuận quốc tế khác nhau về đo lường đối với thương mại, xây dựng luật pháp và tiêu chuẩn hóa. Hai tuyên bố đã trình bày rõ ràng về tầm quan trọng của sự phối hợp và về những sự quan tâm đang hình thành của các nhà quản lý và về tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hai tuyên bố.

Mặc dầu bản thận việc công nhận các phòng hiệu chuẩn là hoạt động đánh giá sự phù hợp, hiệu chuẩn phương tiện đo và hệ thống đo, như trình bày trong Nghị quyết 11 của CGPM 22, dứt khoát không phải là hoạt động đánh giá sự phù hợp. Tuy nhiên, đánh giá của bên thứ ba độc lập dựa vào tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 là một bước đặc biệt trong việc thiết lập một mạng lưới các phòng thí nghiệm minh bạch, chính xác và tin cậy, nó lan truyền liên kết chuẩn SI tới tất cả các đối tượng cần thiết để tái tạo lại các phép đo tin cậy.

Sự phối hợp chặt chẽ cũng đã được thiết lập với ILAC và ISO , đặc biệt là với Ủy ban ISO CASCO chịu trách nhiệm phát triển các tiêu chuẩn về đánh giá sự phù hợp.

4. Các Tổ chức liên chính phủ và Tổ chức quốc tế khác

CIPM đã ký kết Bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác với một số tổ chức liên chính phủ và tổ chức quốc tế khác có sự quan tâm đối với đo lường : Ủy ban quốc tế về chiếu sáng (CIE), Liên đoàn quốc tế về hóa học lâm sàng và y học phòng thí nghiệm (IFCC), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Liên đoàn quốc tế về trắc địa và địa vật lý (IUGG), Liên đoàn thiên văn quốc tế (IAU), Ủy ban quốc tế về đơn vị và phép đo phóng xạ (ICRU), Liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU) …

Mục đích của sự hợp tác này là thúc đẩy sự áp dụng đúng đắn liên kết chuẩn đo lường và công bố độ không đảm bảo đo trong tất cả các hoạt động hiệu chuẩn, đo, thử nghiệm được tiến hành dưới sự chỉ đạo của các tổ chức này.

Đặc biệt quan trọng là các kết quả đo, thử nghiệm tin cậy và được thừa nhận quốc tế để giảm bớt rào cản kỹ thuật trong thương mại, đệ trình của BIPM được là thành viên quan sát tại Ủy ban về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) của WTO vẫn chưa nhận được sự tán thành. Đầu vào trực tiếp cho sự cân nhắc kỹ lưỡng của Ủy ban TBT đã thúc đẩy tầm quan trọng của việc thiết lập hạ tầng đo lường quốc gia và khu vực trong các nước đang phát triển , và, như chính WTO nhấn mạnh là nó liên quan đến tự do thương mại.

BIPM cũng đã tiếp xúc với Tổ chức hải quan quốc tế với chủ định về vấn đề nhận dạng và tìm các giải pháp cho nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động hải quan khi những hoạt động này thường xuyên cản trở hơn là tạo thuận lợi cho việc thực hiện kịp thời các so sánh liên phòng giữa các NMI và phòng thí nghiệm khác.

5. Sự hợp tác ở trình độ đo lường toàn cầu, khu vực và quốc gia

Ở trình độ toàn cầu, sự hợp tác với các tổ chức liên chính phủ và quốc tế khác như đã trình bày ở phần trên đã rất có kết quả. Tuy nhiên sự hợp tác này cũng được tiến hành ở trình độ khu vực và quốc gia của các NMI với các bên quan tâm khác. Vì vậy CIPM mạnh mẽ khuyến nghị các Tổ chức đo lường khu vực bất cứ khi nào có thể thiết lập sự phối hợp với các tổ chức khu vực tương đương nó hợp tác ở trình độ toàn cầu với BIPM. Sự xem xét như vậy cũng áp dụng cho trình độ quốc gia.

Vì lĩnh vực đo lường rất rộng nên hầu như không một viện đo lường quốc gia nào có thể cung cấp tất cả các dịch vụ hiệu chuẩn cần thiết trong một nước. Sự hợp tác quốc tế và chia sẻ khả năng giữa các NMI trong khu vực là cần thiết. Đặc biệt là đối với các lĩnh vực đo lường mới như đo lường hóa học và đo lường sinh học, sản xuất mẫu chuẩn và tính chất của vật liệu.

Trong lĩnh vực đo lường vật lý ở hầu hết các nước, trình độ thứ hai của các phòng hiệu chuẩn được công nhận tồn tại để đảm bảo sự lan truyền liên kết chuẩn tới tất cả nghững người sử dụng khác . Tuy nhiên, trong lĩnh vực hóa học hạ tầng như thế là hiếm có. Thiết lập các phòng thí nghiệm quy chiếu hóa học được công nhận phải được thúc đẩy càng nhiều càng tốt để có thể lan truyền liên kết chuẩn trong lĩnh vực này tới tất cả những ai có nhu cầu./.

(Nguồn tin: BBT - Hội ĐL)

Tìm kiếm

Hỏi đáp

Hỏi: Hỏi đáp về SI sửa đổi
Đáp: Trình bày các vấn đề về SI sửa đổi dưới dạng các câu hỏi và trả lời  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phương tiện đo ở nước ta như thế nào?
Đáp: Điều (Đ.) 16 Luật Đo lường (LĐL) quy định các loại phương tiện đo. Theo đó ta có phương tiện đo nhóm...  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn ở nước ta như thế nào?
Đáp: Đ. 31 LĐL quy định phân hàng đóng gói sẵn thành hàng đóng gói sẵn nhóm 1, hàng đóng gói sẵn nhóm 2  (Xem thêm)

Liên kết website

Cổng thông tin điện tử Bộ KHCN & Môi trường
VUSTA
STAMEQ
VMI