Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ IV

Cập nhật: 13/1/2016 | 12:12:51 AM  

Phần này xin trích đăng: "Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ IV"

I. Đặc điểm tình tình nhiệm kỳ IV
Năm 2015 khởi đầu cho nhiệm kỳ giai đoạn 5 năm (2015– 2020), toàn Đảng toàn dân ta tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 27-NQ/TW về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Chỉ thị số 42-CT/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao  chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Hội Đo lường Việt Nam có trách nhiệm tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục tồn tại, yếu kém, hoàn thành các nhiệm vụ phương hướng do Đại hội nhiệm kỳ IV xác định.

II. Phương hướng hoạt động của Hội nhiệm kỳ IV (2015- 2020)
2.1. Xây dựng và phát triển Hội vững mạnh về tổ chức
Thực hiện tốt vai trò của một Hội chuyên ngành, thành viên trong Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, tham gia tích cực vào đời sống chính trị - xã hội của đất nước. Phổ biến và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và nghị quyết của Đảng và Nhà nước cho hội viên. Đẩy mạnh công tác chính trị - tư tưởng để Hội viên nhận thức sâu sắc bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với đất nước, dân tộc, đoàn kết phấn đấu, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt các trọng trách trong thời kỳ mới.
Nâng cao năng lực của Bộ máy thường trực trong vai trò điều hòa, phối hợp và trở thành đầu mối kết nối với các Hội viên của Hội.
Tăng cường công tác tuyên truyền vận động để thêm nhiều hơn nữa số hội viên tập thể và cá nhân; đặc biệt tập trung vào các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, các phòng thí nghiệm về đo lường; cán bộ và cơ sở đo lường ở miền Nam, miền Trung.
Nghiên cứu xây dựng, phát triển các Chi hội chuyên ngành và các hội thành viên của Hội tại địa phương và ngành; gắn bó và liên kết hoạt động tạo thành một hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp đo lường trong cả nước.
Chú trọng các hoạt động chăm sóc hội viên, tạo sự gắn bó mật thiết của hội viên với tổ chức Hội.

2.2. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội về đo lường
 Hội chủ động đề xuất và phối hợp với các cơ quan QLNN về đo lường để tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với đường lối chủ trương Chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản pháp luật phục vụ cho việc thực hiện cụ thể Luật Đo lường; các chương trình, dự án, đề án về phát triển đo lường, đặc biệt là các chương trình, dự án liên quan đến quy hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia giai đoạn (2013-2020) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Huy động và giới thiệu hội viên vào các Hội đồng, các Ban khoa học kỹ thuật đo lường để tham gia xây dựng các TCVN về đo lường; các quy trình kiểm định, hiệu chuẩn; tham gia các Hội đồng thẩm xét công nhận chuẩn quốc gia; đánh giá công nhận các phòng thí nghiệm; để nghiệm thu các đề tài nghiên cứu về đo lường. Phối hợp với các cơ quan hữu quan để thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội những vấn đề về hoạt động đo lường đang được xã hội quan tâm, hoặc những vấn đề nhạy cảm cần có tiếng nói của các nhà khoa học kỹ thuật đo lường.         
Ban kiểm tra của Hội chủ động tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đo lường; tham gia bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

2.3. Tăng cường và mở rộng các hoạt động đào tạo, trao đổi, quảng bá kiến thức về đo lường
Tiếp tục tổ chức các hội thảo, các hội nghị chuyên đề nhân những ngày kỷ niệm lớn như Ngày Đo lường Việt Nam, ngày Đo lường thế giới để phổ biến, trao đổi, cập nhật những phát triển mới của đo lường thế giới, khu vực và trong nước.
Chú trọng đến các vấn đề đo lường của các ngành trọng điểm như bưu chính viễn thông; dầu khí; điện lực; vận tải hàng không; bảo vệ sức khoẻ, môi trường và an toàn kỹ thuật; các vấn đề về đo lường và chính sách, luật pháp liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân, đến phát triển sản xuất, kinh doanh phương tiện đo trong nước.

2.4. Phát triển hoạt động thông tin, tuyên truyền, xuất bản về đo lường
Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng: Đài phát thanh, Truyền hình; các báo ở TW và địa phương để quảng bá các kiến thức về đo lường; quảng bá vai trò và tầm quan trọng của đo lường trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; quảng bá các hoạt động của Hội.
Cải tiến về nội dung, hình thức và tiếp tục phát hành rộng rãi Bản tin Đo lường. Chuẩn bị về mọi mặt để có thể thành lập trang Website cua Hội vào nhiệm kỳ IV.

2.5.Xây dựng và tăng cường mối quan hệ với các hội nghề nghiệp, quần chúng khác ở trong nước, trên quốc tế và khu vực
Xây dựng và phát triển quan hệ với các Hội khoa học - kỹ thuật chuyên  ngành; Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng; Hội các phòng thử nghiệm; Hội cơ khí; Hội điện tử - tin học; Hội tự động hoá v.v…
Xây dựng và phát triển quan hệ với Hội đo lường một số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, các nước ASEAN …
Theo dõi và thu thập các thông tin về hoạt động của Hội Đo lường  các nước và khu vực.
Tranh thủ các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ của các nước để tạo các dự án cho hoạt động của Hội.

Kết luận
Sự ra đời của Hội Đo lường Việt Nam là thể hiện nguyện vọng thiết tha của đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật đo lường trên phạm vi cả nước, là sự ghi nhận vai trò và đóng góp của Ngành đo lường Việt Nam vào sự phát triển chung của đất nước. Trong 5 năm nhiệm kỳ III vừa qua, với sự chỉ đạo, lãnh đạo của Ban chấp hành TƯ Hội và sự tham gia, đóng góp nhiệt tình của đông đảo hội viên, Hội Đo lường Việt Nam đã có sự phát triển nhất định về tổ chức và hiệu quả hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn và thiếu kinh nghiệm. Trước đặc điểm và tình hình của nhiệm vụ mới, Đại hội nhiệm kỳ IV với tinh thần Đoàn kết - Trí tuệ - Phát triển-Sáng tạo, chúng ta cùng quyết tâm phấn đấu để xây dựng Hội Đo lường Việt Nam lớn mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

(Nguồn tin: BTT-HĐL)

Tìm kiếm

Hỏi đáp

Hỏi: Hỏi đáp về SI sửa đổi
Đáp: Trình bày các vấn đề về SI sửa đổi dưới dạng các câu hỏi và trả lời  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phương tiện đo ở nước ta như thế nào?
Đáp: Điều (Đ.) 16 Luật Đo lường (LĐL) quy định các loại phương tiện đo. Theo đó ta có phương tiện đo nhóm...  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn ở nước ta như thế nào?
Đáp: Đ. 31 LĐL quy định phân hàng đóng gói sẵn thành hàng đóng gói sẵn nhóm 1, hàng đóng gói sẵn nhóm 2  (Xem thêm)

Liên kết website

Cổng thông tin điện tử Bộ KHCN & Môi trường
VUSTA
STAMEQ
VMI