Nghị quyết 01, 02 của CGPM 27

Cập nhật: 9/3/2023 | 11:15:34 AM  

Giới thiệu Nghị quyết 01 và 02 của Hội nghị cân đo toàn thể lần thứ 27 năm 2022

NGHỊ QUYẾT 01 và 02 CỦA HỘI NGHỊ CÂN ĐO TOÀN THỂ LẦN THỨ 27

Ngày 18/11/2022, Hội nghị cân đo toàn thể lần thứ 27 (CGPM 27) tiến hành tại Paris đã thông qua 6 Nghị quyết đề cập tới những định hướng và nhiệm vụ xây dựng, phát triển đo lường quan trọng của thế giới. Dưới đây giới thiệu NQ 1 và NQ 2. 

Nghị quyết 1 : Về báo cáo “Những nhu cầu phát triển trong đo lường” do Ủy ban cân đo quốc tế (CIPM) chuẩn bị.

CGPM 27

lưu ý :

- vai trò đặc biệt của Hệ đơn vị quốc tế (SI) trong việc cung cấp sự tin cậy về tính so sánh chính xác và toàn cầu của các phép đo cần thiết đối với thương mại toàn cầu, sản xuất, an toàn và sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học và khí hậu toàn cầu;

- vai trò trọng yếu của đo lường trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu, bao gồm biến đổi khí hậu và môi trường, sức khỏe và khoa học đời sống, an toàn thực phẩm, năng lượng, sản xuất tiên tiến, chuyển đổi số và chống đại dịch toàn cầu;

- tính chất đa ngành tăng lên của phép đo trong công nghệ mới và công nghệ đột phá, và những yêu cầu mới về đo lường trong công nghệ kỹ thuật số, mạng lưới cảm biến, và dữ liệu lớn.

hoan nghênh báo cáo của CIPM về “Những nhu cầu phát triển trong đo lường” và ủng hộ CIPM :

-  phát triển một tầm nhìn dài hạn đối với hệ thống đo lường quốc tế vẫn sẽ giải quyết thích hợp và thỏa đáng những thách thức đo lường mới,

- thiết lập các nhóm liên ngành (“nằm ngang”) sẽ giải quyết những thách thức mới này và sẽ là phần bổ sung cho cấu trúc dựa vào đại lượng (“thẳng đứng”) hiện nay của các Ủy ban tư vấn,

- đánh dấu 150 năm ngày ký kết Công ước mét (20/05/2025) bằng việc phác thảo một tầm nhìn mới đối với BIPM được xây dựng trên cơ sở báo cáo của CIPM về “Những nhu cầu phát triển trong đo lường” và trên cơ sở những thành tựu của BIPM và những yêu cầu tương lai đối với hoạt động của BIPM,

-  hỏi ý kiến rộng rãi đối với những đề xuất của CIPM về một tầm nhìn mới dành cho BIPM sẽ được trình bày tại Hội nghị cân đo toàn thể lần thứ 28 năm 2026,            

và mời

các nước thành viên và các Viện đo lường quốc gia đóng góp vào hoạt động của CIPM trong việc giải quyết những nhu cầu phát triển cho đo lường và trong việc phát triển một tầm nhìn mới đối với BIPM.

 

Nghị quyết 2 : Về Chuyển đổi số toàn cầu và Hệ đơn vị quốc tế - SI

CGPM 27,

cho rằng

- các chính phủ, công nghiệp, viện hàn lâm, và xã hội dân sự đã và đang làm việc hướng tới sự chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện trong nhiều năm, và, làm như vậy, tức là :

+ thiết lập các hệ thống để thu thập, kết hợp, phân tích và thể hiện dữ liệu số,

+ xây dựng các hệ thống mạng lưới cảm biến nối mạng cho các ứng dụng khoa học và công nghiệp đa dạng,

+ chia sẻ dữ liệu ở phạm vi địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế,

-  vai trò thiết yếu của Hệ đơn vị quốc tế SI trong việc cung cấp sự tin cậy về độ chính xác và khả năng so sánh toàn cầu của các phép đo cần thiết đối với thương mại quốc tế, sản xuất, an toàn và sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, khảo sát khí hậu toàn cầu và nghiên cứu khoa học,

dự đoán rằng   

- việc duy trì và xây dựng sự tin cậy về độ chính xác và khả năng so sánh toàn cầu của phép đo sẽ yêu cầu tạo ra một đại diện kỹ thuật số đầy đủ của SI, bao gồm các đại diện mạnh mẽ, rõ ràng, và có thể thực hiện bằng máy của đơn vị, giá trị và độ không đảm bảo đo,

- thực hiện thành công như vậy một sự chuyển đổi kỹ thuật số đầy đủ sẽ yêu cầu sự tham gia sâu rộng của các bên liên quan bao gồm, nhưng không giới hạn, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (OIML), Tổ chức công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC), Ủy ban về dữ liệu khoa học và công nghệ (CODATA) của Hội đồng khoa học quốc tế, và các cộng đồng khoa học, quy định, và hạ tầng chất lượng khác,  

hoan nghênh

- những nỗ lực gần đây để nêu rõ các nguyên tắc chỉ đạo về chuyển đổi kỹ thuật số trong đo lường,

- việc thiết lập một cấu trúc quản trị linh hoạt và toàn diện hỗ trợ phát triển và áp dụng sự chuyển đổi đó,

khuyến khích   

- CIPM tiếp tục các sáng kiến tiếp cận và tham gia của mình đảm bảo để Công ước Mét mở rộng vai trò tự nhiên của nó như một mỏ neo của niềm tin được chấp nhận toàn cầu về đo lường trong kỷ nguyên kỹ thuật số,

- CIPM tiến hành phát triển và cải tiến một khuôn khổ kỹ thuật số SI, sẽ bao gồm các đặc trưng sau :

+ một đại diện kỹ thuật số được chấp nhận toàn cầu của SI, tương thích với, và có thể sử dụng được trong phạm vi, các tiêu chuẩn và giao thức chuyển đổi dữ liệu kỹ thuật số, trong khi duy trì sự tương thích với các giải pháp không-kỹ thuật số hiện có,

+ tạo điều kiện sử dụng giấy chứng nhận kỹ thuật số trong cơ sở hạ tầng robus hiện có đối với sự công nhận và chấp nhận trên toàn thế giới về khả năng đo và hiệu chuẩn,

+ chấp nhận các nguyên tắc FAIR (Có thể tìm thấy, Có thể truy cập, Có thể tương tác, Có thể tái sử dụng) đối với dữ liệu đo lường kỹ thuật số và metadata, đảm bảo để các cộng đồng khác công nhận tầm quan trọng quyết định của liên kết chuẩn đo lường đối với dữ liệu đo lường, sau này là một điều kiện cần thiết được thiết lập để xây dựng lòng tin,

mời

- các Viện đo lường quôc gia, Tổ chức đo lường khu vực và các bên quan tâm khác duy trì và, khi có thể, tăng cường mức độ cam kết và phối hợp hiện tại của họ với CIPM để tiếp tục phát triển, cải tiến và áp dụng Khuôn khổ kỹ thuật số SI,

- tất cả các tổ chức quan tâm tới, hoặc hoạt động liên quan tới, hạ tầng chất lượng -dựa vào đo lường, tiêu chuẩn hóa, công nhận, đánh giá sự phù hợp, và giám sát thị trường – xem xét tham gia liên doanh hợp tác về chuyển đổi kỹ thuật số đảm bảo cho Khuôn khổ kỹ thuật số SI đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên liên quan.    

                                                                             --------------------------------------------------------------

 

 

(Nguồn tin: Ban BT)

Tìm kiếm

Hỏi đáp

Hỏi: Hỏi đáp về SI sửa đổi
Đáp: Trình bày các vấn đề về SI sửa đổi dưới dạng các câu hỏi và trả lời  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phương tiện đo ở nước ta như thế nào?
Đáp: Điều (Đ.) 16 Luật Đo lường (LĐL) quy định các loại phương tiện đo. Theo đó ta có phương tiện đo nhóm...  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn ở nước ta như thế nào?
Đáp: Đ. 31 LĐL quy định phân hàng đóng gói sẵn thành hàng đóng gói sẵn nhóm 1, hàng đóng gói sẵn nhóm 2  (Xem thêm)

Liên kết website

Cổng thông tin điện tử Bộ KHCN & Môi trường
VUSTA
STAMEQ
VMI