Nghị quyết 03, 04 của CGPM 27

Cập nhật: 14/3/2023 | 2:58:21 PM  

Nội dung Nghị quyết 03 về mở rộng phạm vi tiếp đầu ngữ SI, Nghị quyết 04 về sử dụng và phát triển Thời gian Phối hợp Thế giới UTC của Hội nghị cân đo toàn thể lần thứ 27 (CGPM 27).

CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI NGHỊ CÂN ĐO TOÀN THỂ LẦN THỨ 27

Ngày 18/11/2022, Hội nghị cân đo toàn thể lần thứ 27 (CGPM 27) tiến hành tại Paris đã thông qua 6 Nghị quyết đề cập tới những định hướng và nhiệm vụ xây dựng, phát triển đo lường quan trọng của thế giới. Dưới đây giới thiệu nội dung NQ 3 và NQ 4.  

Nghị quyết 3 : Về mở rộng phạm vi tiếp đầu ngữ SI

Hội nghị cân đo toàn thể (CGPM) lần thứ 27

nhắc lại những quyết định đã được đưa ra tại các CGPM trước đây khi đã xem xét mở rộng kịp thời phạm vi tiếp đầu nghữ SI bao gồm Nghị quyết 12 của CGPM 11 (1960), Nghị quyết 8 của CGPM 12 (1964), Nghị quyết 10 của CGPM 15(1975), Nghị quyết 4 của CGPM 19 (1991),    

 cho rằng

- vai trò đặc biệt của Hệ đơn vị quốc tế (SI) trong việc cung cấp sự tin cậy về độ chính xác và khả năng so sánh toàn cầu của phép đo cần thiết cho thương mại quốc tế, sản xuất, sức khỏe và an toàn con người, bảo vệ môi trường, khảo sát khí hậu toàn cầu và nghiên cứu khoa học,

- lợi ích của việc khuyến khích sử dụng đơn vị SI bằng cách cung cấp các tiếp đầu ngữ SI mới cho những cộng đồng khoa học phụ thuộc vào các phép đo chưa được bao phủ bởi phạm vi tiếp đầu ngữ hiện có,

- nhu cầu của khoa học dữ liệu trong tương lai gần về diễn tả các đại lượng thông tin kỹ thuật số sử dụng các bậc độ lớn vượt quá phạm vi của 1024,

- tầm quan trọng của việc ngăn ngừa kịp thời những tên tiếp đầu ngữ không chính thức được chấp nhận trên thực tế trong các cộng đồng khác,

quyết định bổ sung danh sách tiếp đầu ngữ SI dùng cho đơn vị bội và ứơc các tiếp đầu ngữ sau :

Thừa số     

Tên

Ký hiệu

Thừa số

Tên

Ký hiệu

1027  

ronna

R

10-27                  

ronto

r

1030  

quetta

Q

10-30                  

quecto

q

 

Nghị quyết 4 : Về sử dụng và phát triển tương lai của UTC

Hội nghị cân đo toàn thể (CGPM) lần thứ 27

nhắc lại rằng

- Thời gian Phối hợpThế giới (UTC) là thang thời gian do Viện cân đo quốc tế (BIPM) tạo ra với cùng tốc độ như Thời gian Nguyên tử Quốc tế (TAI), nhưng khác với TAI chỉ một số nguyên giây,

- việc bù một số nguyên giây là để duy trì sự hòa hợp giữa UTC và thang thời gian mô tả góc quay của Trái đất (UT1),

- khi chênh lệch (UT1-UTC), được quan trắc bởi Cơ quan Quốc tế về Vòng quay Trái đất và Hệ thống Quy chiếu, dự báo tới 0,9 giây, một giây nhuận được ghép vào theo thủ tục quy định trong Khuyến nghị ITU-R TF.460-6 của Lĩnh vực thông tin vô tuyến Liên đoàn Viễn thông Quốc tế (ITU-R),

nhắc lại thêm rằng CGPM 26 (2018)

- tuyên bố rằng UTC là thang thời gian chỉ được khuyến nghị để tham khảo quốc tế và là cơ sở của thời gian dân sự ở hầu hết các nước,

- khuyến nghị tất cả các hiệp hội và tổ chức liên quan làm việc cùng nhau để phát triển sự hiểu biết chung về việc thể hiện và phổ biến các thang thời gian quy chiếu với quan điểm xem giới hạn hiện nay về độ lớn cực đại của UT1 – UTC là đáp ứng nhu cầu của các cộng đồng sử dụng hiện nay và tương lai,

hoan nghênh việc ký kết một Biên bản ghi nhớ - Memorandum of Understandingn giữa BIPM và Liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU) đảm bảo để họ tiếp tục các công việc phối hợp của mình nhằm cải tiến sự tiếp cận toàn cầu đối với UTC,

lưu ý rằng

- giá trị lớn nhất được chấp nhận của chênh lệch (UT1-UTC) đã được thảo luận trong nhiều năm vì vậy sự ra đời của giây nhuận tạo ra sự gián đoạn có nguy cơ gây trục trặc nghiêm trọng trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật số bao gồm các Hệ thống Vệ tinh Điều hướng Toàn cầu (GNSSs), các hệ thống viễn thông và chuyển đổi năng lượng,

- những người điều hành mạng lưới kỹ thuật số và GNSSs đã phát triển và áp dụng các phương pháp khác nhau để tạo ra giây nhuận, không tuân theo bất cứ một tiêu chuẩn được thỏa thuận nào,

- việc áp dụng những phương pháp không phối hợp khác nhau này đe dọa sự phục hồi của khả năng đồng bộ hóa là nền tảng cho các hạ tầng cơ sở quốc gia quan trọng,

- việc sử dụng các phương pháp khác nhau này dẫn đến sự nhầm lẫn gây rủi ro cho việc công nhận UTC như là thang thời gian quy chiếu duy nhất và cả cho vai trò của các Viện đo lường quốc gia (và các Viện được chỉ định) như là đầu mối của liên kết chuẩn tới các chuẩn đo lường quốc gia và quốc tế,

- các quan trắc hiện nay về tốc độ quay của Trái đất chỉ ra nhu cầu có thể có đối với giây nhuận âm đầu tiên mà sự chèn vào của nó là chưa bao giờ được thấy trước hoặc thử nghiệm,

- Ủy ban Tư vấn về Thời gian và Tần số (CCTF) đã điều hành một cuộc khảo sát rộng rãi giữa các viện đo lường, khoa học và công nghệ, và các bên liên quan khác, và thông tin phản hồi đã xác nhận sự hiểu biết rằng các hành động cần phải được tiến hành để xử lý sự không liên tục trong UTC,

thừa nhận rằng việc sử dụng UTC như là thang thời gian quy chiếu duy nhất cho tất cả các áp dụng, bao gồm những mạng kỹ thuật số tiên tiến và các hệ thống vệ tinh, yêu cầu đặc điểm kỹ thuật rõ ràng và không nhầm lẫn của nó như là một thang thời gian liên tục, với chuỗi liên kết chuẩn được hiểu rõ,

quyết định rằng giá trị lớn nhất cho chênh lệch (UT1-UTC) sẽ được tăng lên vào, hoặc trước, năm 2035,

yêu cầu CIPM tham khảo ý kiến với ITU, và các tổ chức khác, về nghững ảnh hưởng của quyết định này nhằm mục đích

- đề xuất giá trị lớn nhất mới cho chênh lệch (UT1-UTC) sẽ đảm bảo tính liên tục của UTC trong ít nhất một thế kỷ,

- chuẩn bị kế hoạch áp dụng giá trị lớn nhất mới được đề nghị cho chênh lệch (UT1-UTC) vào, hoặc trước, năm 2035,

- đề xuất một khoảng thời gian để CGPM xem xét lại giá trị lớn nhất mới sau khi thực hiện nó, để có thể duy trì sự kiểm soát khả năng áp dụng và chấp nhận của giá trị được áp dụng,

- dự thảo một nghị quyết bao gồm các đề nghị này để thỏa thuận tại CGPM 28 năm 2026,

khuyến khích BIPM làm việc với các tổ chức liên quan để xác định nhu cầu cập nhật trong các tổ chức khác nhau nhằm phổ biến giá trị của chênh lệch (UT1-UTC) và đảm bảo hiểu biết và sử dụng đúng đắn giá trị lớn nhất mới.  

                                                                                                      

(Nguồn tin: Ban BT)

Tìm kiếm

Hỏi đáp

Hỏi: Hỏi đáp về SI sửa đổi
Đáp: Trình bày các vấn đề về SI sửa đổi dưới dạng các câu hỏi và trả lời  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phương tiện đo ở nước ta như thế nào?
Đáp: Điều (Đ.) 16 Luật Đo lường (LĐL) quy định các loại phương tiện đo. Theo đó ta có phương tiện đo nhóm...  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn ở nước ta như thế nào?
Đáp: Đ. 31 LĐL quy định phân hàng đóng gói sẵn thành hàng đóng gói sẵn nhóm 1, hàng đóng gói sẵn nhóm 2  (Xem thêm)

Liên kết website

Cổng thông tin điện tử Bộ KHCN & Môi trường
VUSTA
STAMEQ
VMI