Giới thiệu HVTT Hội ĐLVN : Trung tâm mạng lưới khí tượng thuỷ văn và môi trường

Cập nhật: 21/3/2017 | 5:52:06 PM  

Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức; quá trình thành lập, hoạt động và thành tựu của Trung tâm mạng lưới khí tượng thuỷ văn và môi trường thuộc Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia.

GIỚI THIỆU HỘI VIÊN TẬP THÊ HỘI ĐO LƯỜNG VIỆT NAM

TRUNG TÂM MẠNG LƯỚI KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

VÀ MÔI TRƯỜNG

 

1.  Thông tin chung

- Tên đơn vị : Trung tâm mạng lưới khí tượng thuỷ văn và môi trường

- Địa chỉ : Số 8 Pháo đài Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội

- Điện thoại : 04.38343581; Fax : 04.38358342

- Email : vanphongmangluoi@yahoo.com.vn

- Website : Hymetnet.gov.vn

- Năm thành lập : 05/11/1976

 

2. Cơ cấu tổ chức

Gồm Ban lãnh đạo và 09 phòng chức năng :

-       Văn phòng;

-       Phòng Kế hoạch – Tài chính;

-       Phòng Khí tượng;

-       Phòng Thuỷ văn;

-       Phòng Khí tượng Thuỷ văn biển;

-       Phòng Môi trường;

-       Phòng Thiết bị - Công nghệ;

-       Phòng Đo lường – Kiểm định;

-       Phòng Thí nghiệm phân tích môi trường khu vực I.

 

3. Lĩnh vực hoạt động

* Trung tâm MLKTTVVMT có chức năng chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản về khí tượng bề mặt, khí tượng nông nghiệp, khí tượng bức xạ, khí tượng biển, đo mưa, thuỷ văn lục địa, thuỷ văn biển, môi trường không khí, môi trường nước, quan trắc định vị sét, giám sát biến đổi khí hậu, phục vụ công tác dự báo khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

* Một trong những nhiệm vụ chính của Trung tâm là quản lý hoạt động thiết bị đo trên mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường gồm:

+ Mạng lưới trạm khí tượng: 189 trạm khí tượng bề mặt; 889 trạm đo mưa (trong đó có 485 trạm đo mưa tự động, 404 trạm đo mưa thủ công), 14 trạm đo bức xạ tự động, 27 trạm Khí tượng Nông nghiệp;

+ Mạng lưới trạm thủy văn: 354 trạm thủy văn (234 trạm trong mạng lưới điều tra cơ bản và 120 trạm không nằm trong điều tra cơ bản); Tổng số 234 trạm điều tra cơ bản có 64 trạm hạng I, 22 trạm hạng II và 148 trạm hạng III; 106 trạm nằm trong vùng sông ảnh hưởng triều và 128 trạm nằm trong vùng sông không ảnh hưởng triều;

+ Mạng lưới trạm Hải văn: 24 trạm (7 trạm ven bờ, 13 trạm đảo và 04 trạm trên giàn khoan dầu khí);

+ Mạng lưới trạm Môi trường: 179 trạm/điểm đo môi trường (01 trạm giám sát biến đổi khí hậu, 16 trạm lấy mẫu nước mưa -bụi, 51 trạm môi trường nước sông, 04 trạm môi trường nước hồ, 06 trạm môi trường biển, 10 trạm quan trắc môi trường không khí tự động, 91 điểm quan trắc xâm nhập mặn vùng cửa sông).

* Duy trì, bảo quản khai thác chuẩn ngành, liên kết chuẩn với chuẩn Quốc gia và Quốc tế theo quy định.

* Thực hiện nhiệm vụ kiểm định, hiệu chuẩn ban đầu, định kỳ và đột xuất tất cả các phương tiện đo khí tượng thủy văn sử dụng vào mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, các trạm khí tượng tự động và các PTĐ có tính đặc thù khác trên toàn mạng lưới đo KTTV.

* Một số mốc chính hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn của Tổ chức kiểm định như sau:

 + Năm 1991 được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ủy quyền kiểm định nhà nước cho Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường (Cục kỹ thuật Điều tra cơ bản cũ) thực hiện kiểm định Nhà nước các PTĐ  ba yếu tố là nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí theo quyết định số 140/TĐC-QĐ ngày 09/12/1991;

+ Năm 2006 được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo ba yếu tố là nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí theo Quyết định số 42/QĐ-TĐC ngày 24/01/2006;

+ Năm 2015 được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định tổ chức thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường quyết định số 803/QĐ-TĐC ngày 08/6/2015.

* Thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đăng ký lần đầu theo Văn bản chứng nhận số 236/TĐC-ĐL ngày 13/2/2015 và chứng nhận lại số 1417/TĐC-ĐL ngày 20/6/2016 với số đăng ký ĐK-106.

 

4. Nhiệm vụ và phương hướng phát triển trong thời gian tới.

- Tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống kiểm định ngành, tăng cường phát triển 02 cơ sở kiểm định Miền Trung và Miền Nam hiện có đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn. Đẩy mạnh hiệu chuẩn tại chỗ một số PTĐ tự động.

- Rà soát, thiết lập các quy định  kỹ thuật, quy trình kỹ thuật cho phù hợp các điều luật của Luật Đo lường và Luật khí tượng thủy văn.

 

5. Nhu cầu và mong muốn hợp tác, liên kết, phối hợp hoạt động với các cơ quan, đơn vị khác trong lĩnh vực đo lường.

- Duy trì việc kiểm định/hiệu chuẩn các chuẩn và thiết bị kiểm định tại Viện Đo lường Việt Nam.

- Hợp tác với các đơn vị khác trong lĩnh vực so sánh liên phòng và thực hiện dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo theo quy định của pháp luật.

- Tham dự các lớp học nâng cao nghiệp vụ quản lý đo lường và lớp học về chuyên môn kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo . /.

                                         

                                                                                                        

 

Nhiệt kế điện trở platin chuẩn : Bộ chỉ thị Super thermometer 1575 Hảt Sientific                              

 

 

                  

                 

                 Thiết bị kiểm định nhiệt : Model VT 4011 

 

 

 

Nguồn : Ban BT

 

 

(Nguồn tin: Ban BT)

Tìm kiếm

Hỏi đáp

Hỏi: Hỏi đáp về SI sửa đổi
Đáp: Trình bày các vấn đề về SI sửa đổi dưới dạng các câu hỏi và trả lời  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phương tiện đo ở nước ta như thế nào?
Đáp: Điều (Đ.) 16 Luật Đo lường (LĐL) quy định các loại phương tiện đo. Theo đó ta có phương tiện đo nhóm...  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn ở nước ta như thế nào?
Đáp: Đ. 31 LĐL quy định phân hàng đóng gói sẵn thành hàng đóng gói sẵn nhóm 1, hàng đóng gói sẵn nhóm 2  (Xem thêm)

Liên kết website

Cổng thông tin điện tử Bộ KHCN & Môi trường
VUSTA
STAMEQ
VMI