Luật Đo lường đã quy định quản lý đơn vị đo ở nước ta như thế nào?

Cập nhật: 12/1/2016 | 11:14:59 AM  

Theo Điều 8 Luật Đo lường (LĐL), nước ta có hai loại đơn vị đo lường

I. Đơn vị đo pháp định, đơn vị đo khác

Theo Điều 8 Luật Đo lường (LĐL), nước ta có hai loại đơn vị đo lường :

                              1. Đơn vị đo lường pháp định ;
                              2. Đơn vị đo lường khác .

II. Đơn vị đo lường pháp định

Theo Đ.8 LĐL, đơn vị đo lường pháp định bao gồm :

a) Đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;

b) Đơn vị đo dẫn xuất thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;

c) Bội thập phân, ước thập phân của đơn vị đo cơ bản và đơn vị đo dẫn xuất thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;

d) Đơn vị đo không thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế phù hợp với tập quán trong nước và thông lệ quốc tế được quy định;

đ) Đơn vị đo được thiết lập bằng tổ hợp các đơn vị đo quy định tại các điểm a, b, c và d nêu trên.

Đ.8 LĐL cũng quy định các đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế . Theo đó  các đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế bao gồm :

a) Đơn vị đo độ dài là mét, ký hiệu là m;

b) Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, ký hiệu là kg;

c) Đơn vị đo thời gian là giây, ký hiệu là s;

d) Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, ký hiệu là A;

đ) Đơn vị đo nhiệt độ nhiệt động học là kenvin, ký hiệu là K;

e) Đơn vị đo lượng chất là mol, ký hiệu là mol;

g) Đơn vị đo cường độ sáng là candela, ký hiệu là cd.

Khoản 4 Đ.8 LĐL cũng quy định : Chính phủ quy định chi tiết đơn vị đo pháp định. Theo thông tin chúng tôi có được thì Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết đơn vị đo pháp định sẽ được ban hành trong thời gian tới đây.

III. Đơn vị đo lường khác

Khoản 5 Đ.8 LĐL quy định đơn vị đo lường khác bao gồm :

     a) đơn vị đo cổ truyền;

     b) đơn vị đo không được quy định là đơn vị đo lường pháp định.

IV. Sử dụng đơn vị đo

Đ.9 LĐL quy định về sử dụng đơn vị đo. Theo đó :

1. Sử dụng đơn vị đo pháp định

Đơn vị đo pháp định phải được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Trong văn bản do cơ quan nhà nước ban hành;

b) Trên phương tiện đo sử dụng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác;

c) Ghi lượng của hàng đóng gói sẵn;

d) Trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác.

đ) Trong hoạt động bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường.

2. Sử dụng đơn vị đo khác

Đơn vị đo khác được sử dụng theo thỏa thuận, trừ các trường hợp phải sử dụng đơn vị đo pháp định nêu trên.

Trường hợp giải quyết tranh chấp có liên quan đến sử dụng đơn vị đo khác với đơn vị đo pháp định thì phải quy đổi sang đơn vị đo pháp định.

(Nguồn tin: BBT Bản tin)

Tìm kiếm

Hỏi đáp

Hỏi: Hỏi đáp về SI sửa đổi
Đáp: Trình bày các vấn đề về SI sửa đổi dưới dạng các câu hỏi và trả lời  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phương tiện đo ở nước ta như thế nào?
Đáp: Điều (Đ.) 16 Luật Đo lường (LĐL) quy định các loại phương tiện đo. Theo đó ta có phương tiện đo nhóm...  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn ở nước ta như thế nào?
Đáp: Đ. 31 LĐL quy định phân hàng đóng gói sẵn thành hàng đóng gói sẵn nhóm 1, hàng đóng gói sẵn nhóm 2  (Xem thêm)

Liên kết website

Cổng thông tin điện tử Bộ KHCN & Môi trường
VUSTA
STAMEQ
VMI