Thông điệp của Giám đốc BIPM và BIML về Ngày đo lường thế giới 2022

Cập nhật: 6/4/2022 | 10:29:02 AM  

Thông điệp của Giám đốc BIPM và Giám đốc BIML về chủ đề của Ngày đo lường thế giới 20 - 05 - 2022 "Đo lường trong kỷ nguyên số"

THÔNG ĐIỆP CỦA GIÁM ĐỐC BIPM VÀ BIML

NGÀY ĐO LƯỜNG THẾ GIỚI 2022

 

ĐO LƯỜNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

Sự chấp nhận công nghệ số đang cách mạng hóa cộng đồng chúng ta. Nó đang cải thiện các quá trình và mở ra những cơ hội mới. Nó là một trong những xu hướng lý thú nhất trong xã hội ngày nay, là tiêu biểu cho tốc dộ thay đổi nhanh chóng mà chúng ta trải nghiệm mỗi ngày.

Một trong những nền tảng của chuyển đổi số là trao đổi thông tin công khai và minh bạch. Bất cứ khi nào cần có thông tin, nó phải được tìm thấy dễ dàng và dễ dàng tiếp cận ở định dạng vừa có thể tương tác, vừa có thể tái sử dụng. Dữ liệu đáp ứng các yêu cầu này là những gì hiện được cho là “FAIR”. Nghĩa là, chúng phải  Có thể tìm thấy, Có thể truy cập, Có thể tương tác và Có thể tái sử dụng. Khi những yêu cầu này được đáp ứng, dữ liệu có thể được công nhận là đáng tin cậy và có thể củng cố thực tiễn dữ liệu mở.

Để tối đa hóa hiệu quả với thông tin nào được sử dụng trong thế giới số mới, điều cần thiết là tất cả các nguồn thông tin không phải chỉ người có thể đọc được nhưng cũng có sẵn trong các định dạng mà máy có thể đọc được. Khi đây là trường hợp, nó cũng có thể được tác động bởi máy móc (nghĩa là “máy có thể hành động”) và được sử dụng như là cơ sở cho các áp dụng mới của trí tuệ nhân tạo.

Các cơ hội do chuyển đổi số mang lại sẽ được thực hiện nhanh hơn nếu hạ tầng chất lượng toàn cầu có thể được điều chỉnh để quảng bá và sử dụng công nghệ số mới nhằm tạo ra và sử dụng dữ liệu như là FAIR. Ở giữa các thành phần trung tâm của hạ tầng chất lượng quốc gia và quốc tế là đo lường học – khoa học về phép đo và việc ứng dụng chúng, nó đã khởi động để hỗ trợ các yêu cầu của nền kinh tế số mới.

Một ví dụ quan trọng về hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số là hoạt động của CIPM để phát triển một Khuôn khổ kỹ thuật số SI. Khuôn khổ này sẽ dựa vào một đại diện quan trọng của SI bao gồm các định dạng thỏa thuận cho những phần tử dữ liệu cơ bản bao gồm giá trị, đơn vị và độ không đảm bảo dựa vào Sổ tay SI. Nó sẽ cho phép các NMI, BIPM và các tổ chức liên quan triển khai các dịch vụ mới nhằm sử dụng tốt nhất các định dạng dữ liệu mở, công cụ phần mềm và dịch vụ xây dựng dựa vào đại diện quan trọng của SI. Những dịch vụ như thế sẽ cho phép dữ liệu sẵn sàng để phân tích, để cải thiện chất lượng dữ liệu, và cải thiện sự minh bạch dữ liệu. Đầu ra của Khuôn khổ kỹ thuật số SI sẽ là những áp dụng kỹ thuật số mới được phát triển và triển khai trong cộng đồng đo lường rộng lớn hơn và trong những lĩnh vực nghiên cứu tin tưởng vào SI.  

Áp dụng khuôn khổ đo lường kỹ thuật số cho công nghiệp và người tiêu dùng là không thể thiếu đối với chuyển đổi số hoàn toàn và tin cậy. Sự kết hợp các nguyên tắc kỹ thuật số và thực tiễn trong tiêu chuẩn tài liệu và quy định kỹ thuật ngay từ đầu là lĩnh vực mà OIML đang xem xét. Giấy chứng nhận số về sự phù hợp gắn bó với các nguyên tắc FAIR là một phần của câu chuyện này. Chuyển đổi số của đo lường có thể mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng chúng ta. Ví dụ nó có thể xúc tiến thời gian đến thị trường đối với các sản phẩm và dịch vụ đo lường và giảm sự chậm trễ gắn với quá trình phê duyệt. Đến lượt, điều này lại đóng góp cho đổi mới, sự nhanh nhẹn của sản phẩm, và sự bền vững.        

Đối với BIPM và OIML, cuộc hành trình hướng tới đạt được mục tiêu số hóa sẽ là gấp đôi. Chúng tôi sẽ chuyển đổi hoạt động và dịch vụ riêng của chúng tôi, đến lượt nó sẽ cung cấp các nền tảng kỹ thuật số cho tất cả người sử dụng dữ liệu đo lường. Đây là một hành trình vừa tiến bộ vừa hấp dẫn, và là điều chúng tôi mong muốn được chia sẻ với các bên liên quan của chúng tôi./.

 

Message from the BIPM and BIML Directors
World Metrology Day
20 May 2022

Metrology in the Digital Era

The adoption of digital technology is revolutionizing our community. It is improving processes and opening new opportunities. It is one of the most exciting trends in society today, typifying the rapid pace of change that we are experiencing every day.

One of the cornerstones of digital transformation is the open and transparent exchange of information. Whenever information is needed it must be easy to find and easy to access in a format that is both inter-operable and reusable. Data that meet these requirements are what are now known as being “FAIR”1. That is, they must be Findable, Accessible, Interoperable and Reusable. When these requirements are met, data can be recognized as being trustworthy and can underpin open data practices.

In order to maximize the efficiency with which information is used in the new digital world it is essential that all sources of information should not only be readable by humans but also be available in formats that can be read by machines. When this is the case, it might also be acted upon by machines (i.e. be “machine actionable”) and used as the basis for new applications of artificial intelligence.

The opportunities brought by digital transformation will be realized more quickly if the global quality infrastructure can be adapted to promote and use new digital technologies that generate and use data that is FAIR. Amongst the central components of the national and international quality infrastructure is metrology – the science of measurement and its application, which is already starting to support the requirements of the new digital economy.

A leading example of the actions to support the digital transformation is the work of the CIPM to develop an SI Digital Framework. This Framework will be based on a core representation of the SI including agreed formats for basic data elements including values, units and uncertainties based on the SI Brochure. It will enable the implementation of new services by the NMIs, the BIPM and related organizations that make best use of open data formats, software tools and services that build upon the SI core representation. Such services will enable data to be available for analysis, to improve the quality of data, and to improve data transparency. The outcome of the SI Digital Framework will be new digital applications developed and deployed in the broader metrology community and in research disciplines that rely on the SI.

The application of digital measurement frameworks to industry and consumers is integral to an inclusive and trusted digital transformation. The incorporation of digital principles and practices in documentary standards and technical regulations from the outset is an area that the OIML is examining. A digital certificate of conformity which adheres to the FAIR principles is part of this narrative. The digital transformation of metrology can bring many benefits to our community. For example, it can expedite time-to-market for measurement products and services and reduce delays associated with approval processes. In turn, this contributes to innovation, product agility, and sustainability.

 

For the BIPM and the OIML, the journey towards achieving the goal of digitalization will be twofold. We will transition our own activities and services, which will in turn provide the digital foundations for all users of measurement data. This is a journey that will be both progressive and fascinating, and one which we look forward to sharing with our stakeholders.

(Nguồn tin: Ban BT)

Tìm kiếm

Hỏi đáp

Hỏi: Hỏi đáp về SI sửa đổi
Đáp: Trình bày các vấn đề về SI sửa đổi dưới dạng các câu hỏi và trả lời  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phương tiện đo ở nước ta như thế nào?
Đáp: Điều (Đ.) 16 Luật Đo lường (LĐL) quy định các loại phương tiện đo. Theo đó ta có phương tiện đo nhóm...  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn ở nước ta như thế nào?
Đáp: Đ. 31 LĐL quy định phân hàng đóng gói sẵn thành hàng đóng gói sẵn nhóm 1, hàng đóng gói sẵn nhóm 2  (Xem thêm)

Liên kết website

Cổng thông tin điện tử Bộ KHCN & Môi trường
VUSTA
STAMEQ
VMI