Áp dụng kỹ thuật chèn điện áp trong trong hiệu chuẩn độ nhạy hở mạch trường áp suất của Microphone đo lường - Nguyễn Thị Hằng - Viện Đo lường Việt Nam

Cập nhật: 22/11/2017 | 8:14:45 AM  

Trong lĩnh vực đo lường âm thanh hầu hết các phép đo được thực hiện bởi Microphone. Độ nhạy của Microphone là thông số quan trọng quyết định độ chính xác của phép đo âm thanh. Hiệu chuẩn độ nhạy Microphone là điểm khởi đầu cần thiết để thực hiện một phép đo âm thanh chính xác. Bài báo trình bày nguyên lý cơ bản của các phương pháp hiệu chuẩn độ nhạy Microphone đang được sử dụng rộng rãi hiện nay, đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp, từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, đó là hiệu chuẩn Microphone theo phương pháp so sánh và áp dụng kỹ thuật chèn điện áp để xác định điện áp hở mạch của Microphone. Từ giải pháp lựa chọn, xây dựng hệ thống thực nghiệm hiệu chuẩn các Microphone chuẩn thứ, Microphone đo lường thông thường tại Viện Đo lường Việt Nam. Kết quả đạt được thể hiện trong bài báo là khả quan và hứa hẹn sẽ được cải thiện tốt hơn trong các nghiên cứu tiếp theo.

Đo lường âm thanh đã được công nhận một cách rộng rãi là lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, trải rộng từ các chủ đề lớn như kiểm soát tiếng ồn trong công nghiệp và môi trường, đến các giải pháp nghe và giao tiếp, chất lượng âm thanh phòng và tòa nhà. Đồng thời cũng được thừa nhận là việc hiệu chuẩn và liên kết chuẩn là điều kiện tiên quyết cần thiết trong hầu hết các phép đo lường âm thanh. Đa số các phép đo lường âm thanh, trong đó có thể kể đến áp suất âm, công suất âm, cường độ âm là được thực hiện bởi Microphone.  Khi sử dụng chúng kết hợp cùng với các thiết bị  liên quan khác (tiền khuếch đại, thiết bị phân tích và hoặc máy đo độ ồn tích phân), các Microphone này có khả năng cung cấp giá trị đọc từ đơn giản như mức áp suất âm hoặc các thể hiện phức tạp hơn như tính chất trường âm theo miền thời gian, tần số hoặc không gian. Do đó hiệu chuẩn Microphone là một điểm khởi đầu cần thiết trong gần như tất cả các phép đo lường âm thanh.

Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày tổng quan nguyên lý của các phương pháp hiệu chuẩn độ nhạy Microphone phổ biến trên thế giới hiện nay. Đồng thời đưa ra đánh giá, so sánh ưu nhược điểm của các phương pháp, từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Phần cuối cùng trong nghiên cứu này là kết quả áp dụng phương pháp được lựa chọn – Hiệu chuẩn Microphone theo phương pháp so sánh và áp dụng kỹ thuật chèn điện áp trong hiệu chuẩn các Microphone chuẩn thứ, Microphone đo lường tại Viện Đo lường Việt Nam.

Đọc toàn văn bài báo trong file đính kèm. 

(Tải file đính kèm: )

(Nguồn tin: Ban BT)

Thảo luận

Nội dung

Tìm kiếm

Hỏi đáp

Hỏi: Hỏi đáp về SI sửa đổi
Đáp: Trình bày các vấn đề về SI sửa đổi dưới dạng các câu hỏi và trả lời  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phương tiện đo ở nước ta như thế nào?
Đáp: Điều (Đ.) 16 Luật Đo lường (LĐL) quy định các loại phương tiện đo. Theo đó ta có phương tiện đo nhóm...  (Xem thêm)
Hỏi: Luật Đo lường đã quy định quản lý phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn ở nước ta như thế nào?
Đáp: Đ. 31 LĐL quy định phân hàng đóng gói sẵn thành hàng đóng gói sẵn nhóm 1, hàng đóng gói sẵn nhóm 2  (Xem thêm)

Liên kết website

Cổng thông tin điện tử Bộ KHCN & Môi trường
VUSTA
STAMEQ
VMI