NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HIỆU CHUẨN GÓC CỦA MÁY ĐO TRẮC ĐỊA Tống Công Dũng, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Nam Anh, Nguyễn Trung Mạnh Phòng Đo lường độ dài - Viện Đo lường Việt Nam
Cập nhật: 9/1/2018 | 8:42:07 AM
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu giải quyết vấn đề hiệu chuẩn góc đứng và góc bằng (đặc biệt là góc đứng) của máy đo trắc địa tại Việt nam. Hệ thống hiệu chuẩn góc đứng và góc bằng được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo tại VMI là cơ sở kỹ thuật rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy cũng như tính thống nhất về đo lường của các máy đo EDM ở Việt Nam.
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HIỆU CHUẨN GÓC
CỦA MÁY ĐO TRẮC ĐỊA
Tống Công Dũng, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Nam Anh, Nguyễn Trung Mạnh Phòng Đo lường độ dài - Viện Đo lường Việt Nam
Tóm tắt :
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu giải quyết vấn đề hiệu chuẩn góc đứng và góc bằng (đặc biệt là góc đứng) của máy đo trắc địa tại Việt nam. Hệ thống hiệu chuẩn góc đứng và góc bằng được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo tại VMI là cơ sở kỹ thuật rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy cũng như tính thống nhất về đo lường của các máy đo EDM ở Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Trắc địa hay còn gọi là trắc đạc, là ngành khoa học về đo đạc và xử lý số liệu đo đạc địa hình và địa vật trên bề mặt Trái Đất. Sản phẩm của ngành có đóng góp quan trọng và liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực của xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực : lập bản đồ địa hình quốc gia; nghiên cứu và quy hoạch, thiết kế, thi công các công trình; quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý rừng, quản lý biến đổi khí hậu, quản lý giao thông, điện lực, viễn thông, thủy lợi ...
Máy đo trắc địa là một trong những điều kiện quan trọng để đo đạc chính xác và hiệu quả. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học như quang học, cơ khí chính xác, điện tử, tin học đã giúp chế tạo được các thiết bị đo trắc địa hiện đại như : máy toàn đạc điện tử, thủy bình điện tử, máy định vị GPS. Máy móc, thiết bị đo đạc hiện đại cùng với công nghệ tiên tiến thực sự là cuộc cách mạng sâu rộng của ngành Trắc địa, mở ra khả năng không chỉ nghiên cứu đo đạc trên bề mặt trái đất, dưới lòng đại dương mà còn cả trong không gian ngoài trái đất.
Máy đo trắc địa được sử dụng rộng rãi trong các ngành lắp ráp, chế tạo, xây dựng, giao thông … Nhu cầu hiệu chuẩn các máy đo trắc địa là rất lớn, trong đó có việc hiệu chuẩn góc (góc đứng và góc phẳng).
Các máy toàn đạc điện tử được sử dụng rộng rái trong lĩnh vực trắc địa. Hệ thống đo của chúng có độ quang học tốt, góc độ phân giải cao, khả năng thực hiện các phép đo khoảng cách và đo góc tốt nên chúng không chỉ được sử dụng như là một thiết bị đo đơn thuần mà còn được sử dụng cho các phép đo trong phòng thí nghiệm. Có hai bộ mã hóa góc được sử dụng tại tất cả các máy toàn đạc điện tử để đo góc theo cả phương ngang và phương thẳng đứng. Do đó, cần thiết phải tạo ra hệ thống hiệu chuẩn để xác định các sai số trong việc đo góc đứng và góc bằng.
Tại Việt Nam hiện nay thường vẫn sử dụng hệ thống ống chuẩn trực để hiệu chuẩn góc của máy toàn đạc. Phương pháp này chỉ mới xác định được độ lệch chuẩn góc của máy đo chứ không xác định được sai số của máy cũng như chưa đảm bảo được tính liên kết chuẩn với chuẩn góc có độ chính xác cao hơn (Đa diện quang học – Optical Polygon).
Xin đọc toàn văn bài báo trong file đính kèm.
(Nguồn tin: BBT)